#thiết kế #bản vẽ #thiết bị điều khiển khí
Chào các bạn. Chắc sẽ có nhiều bạn bỡ ngỡ với hệ thống điều khiển khí. Nói đơn giản thì hệ thống điều khiển khí chính là hệ thống chứa các thiết bị điều khiển như van, thiết bị điều chỉnh áp suất, thiết bị điều chỉnh lưu lượng … của khí (air). Mục đích của hệ thống điều khiển khí giúp bạn cung cấp đúng lưu lượng khí với áp suất thích hợp cho các động cơ khí như xi-lanh khí trong quá trình máy hoạt động.
Bài viết hôm nay Pinus xin giới thiệu về những thiết bị cơ bản cần có trong 1 hệ thống điều khiển khí để giúp xi-lanh của bạn hoạt động đúng như thiết kế. Giả sử ta có một xi-lanh khí và có nguồn cung cấp khí như bơm. Vậy vấn đề tiếp theo là ta cần những thiết bị gì để xi-lanh của ta hoạt động bình thường. Các bạn có thể tham khảo hình 1 để dễ hình dung.
Hình 1 sơ đồ minh họa hệ thống điều khiển khí
Cấu tạo cơ bản của hệ thống điều khiển khí sẽ bao gồm:
1. Bộ thiết bị áp xúc và lọc khí (F.R.L)
Bộ thiết bị áp xúc và lọc khí thường được ký hiệu là F.R.L hay cách gọi khác là 3点セット. Cụ thể thì trong đó:
F: Fillter có nghĩa là bộ lọc. Công dụng của bộ lọc là giúp lọc sạch bụi bẩn chứa trong khí do nguồn (bơm) cung cấp trước khi đưa đến động cơ (xi-lanh).
R: regulator là thiết bị điều chỉnh áp suất khí với mục đích giúp cung cấp áp suất cần thiết và ổn định cho động cơ.
L: lubrigator có nghĩa là thiết bị bôi trơn. Trong 1 số bộ thiết bị áp xúc và lọc khí gần đây có thể lược bỏ vì không cần thiết. Tuy nhiên Pinus vẫn giới thiệu chung cho đủ bộ. Như tên gọi thì thiết bị bôi trơn sẽ là bình chứa dầu, cung cấp dầu bôi trơn cho đường dẫn khí cũng như động cơ để giảm thiểu ma xát.
2.Thiết bị điều khiển hướng / van điều khiển hướng (バルブ)
Nói 1 cách dễ hiểu thì thiết bị điều khiển hướng giúp điều khiển hướng chảy của khí dẫn đến đầu xi-lanh mà ta cần tại đúng thời điểm để đảm bảo xi lanh hoạt động đúng theo thiết kế. Tính năng của van điều khiển hướng được quyết định bởi số cổng (port), số vị trí hay còn được hiểu là số phòng điều khiển. Ngoài ra van điều khiển chia theo phương pháp điều khiển gồm có van điện tử, van cơ, van khí… Do tính năng điều khiển vượt trội nên van điện tử được sử dụng nhiều nhất. Cụ thể hơn Pinus xin được chia sẻ ở bài sau.
3.Van điều khiển lưu lượng / van tiết lưu (スピードコントローラー)
Như tên gọi thì van điều khiển lưu lượng có chức năng điều chỉnh lưu lượng dòng chảy bằng cách tăng giảm diện tích mặt cắt dòng chảy nhờ đó khống chế vận tốc chuyển động của xi-lanh khí. Van điều khiển lưu lượng được lắp để khống chế lượng lượng khí thoát ra tại đầu ra, từ đó điều chỉnh vận tốc xi-lanh. Ví dụ như hình 2 bên dưới, van điều khiển lưu lượng bên trái sẽ điều chỉnh lưu thượng khí thoát ra ở đầu A của xi lanh, van điều khiển bên phải sẽ điều chỉnh lưu lượng khí thoát ra ở đầu B của xi-lanh.
Với 1 sơ đồ hệ thống điều khiển khí, thứ tự các thiết bị cơ khí sẽ được sắp đặt như hình 2.
Hình 2 sơ đồ minh họa hệ thống điều khiển khí
Ở sơ đồ ta thấy ngoài những thiết bị điều khiển khí như F.R.L, van điều khiển hướng, van điều chỉnh lưu lượng, ta sẽ thấy thêm 1 số thiết bị bổ trợ khác như thiết bị giảm thanh (silence), van an toàn(安全スイッチ) , áp suất kế (圧力計)… . Đối với những thiết bị bổ trợ này, tùy theo yêu cầu thiết kế, ta có thể thêm bớt cho phù hợp.
Trong hình 2, các bạn có thể thấy các thiết bị đều có 1 ký hiệu riêng, những ký hiệu này cũng được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn JIS. Về ký hiệu cho từng loại thiết bị mình xin để giới thiệu sau tại bài chia sẻ riêng của từng thiết bị.
Thân!
Gạo mới