#thiết kế #bản vẽ #cách đặt kích thước
Chào mọi người. Nối tiếp với bài viết sơ bộ về đường kích thước, bài viết hôm nay Pinus sẽ chia sẻ với mọi người cách đặt kích thước trong một số trường hợp riêng biệt như lỗ tròn, lỗ dài, tấm phản (counterbore), rãnh then và một vài lưu ý nhỏ trong việc đặt kích thước. Bài viết được chia làm 2 phần:
- Cách đặt kích thước trong một số trường hợp riêng.
- Một số lưu ý khi đặt kích thước.
Cuối bài viết sẽ là các từ vựng tiếng Nhật liên quan để mọi người tham khảo. Sau đây sẽ là nội dung chia tiết.
- Cách đặt kích thước trong một số trường hợp riêng biệt.
・ Lỗ tròn: đối với đặt kích thước lỗ tròn, thông thường chỉ cần đặt kích thước đường kính. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp chỉ định phương pháp gia công được ghi sau giá trị kích thước ví dụ như キリ(kiri) , 抜き穴 (nuki ana), リーマ (ri-ma).
・ Chỉ thị キリ: giá trị kích thước biểu hiện cho kích thước mũi khoan được sử dụng, không yêu cầu về độ nhám bề mặt lỗ khoan hay độ chính xác của kích thước lỗ.
・ Chỉ thị 抜き穴, nó biểu thị cho việc lỗ được tạo bởi gia công dập.
・ Cuối cùng là リーマbiểu thị cho việc gia công doa (reamer) sau khi khoan để tạo độ chính xác cho kích thước lỗ và độ nhám bề mặt lỗ.
・ Lỗ dài: trong trường hợp cần điều chỉnh vị trí ốc, ta thường hay sử dụng lỗ dài thay cho lỗ tròn. Khi đó kích thước lỗ dài sẽ được ghi bằng 1 số cách như hình1.
Hình 1 Cách đặt kích thước lỗ dài
・ Tấm phản (counterbore): khi thiết kế tấm phản nhằm tạo bề mặt phẳng cho bu-lông, ốc hoặc để bu-lông, ốc chìm trong phôi, ngoài biểu hiện đường kính lỗ, ta còn phải ghi thêm đường kính tấm phản cũng như độ sâu tấm phản như hình 2.
Hình 2 Hình ảnh cho đặt kích thước tấm phản
・ Rãnh then: một kết cấu thường gặp với bản vẽ trục, bánh răng. Đặt kích thước của rãnh then, phải biểu diễn được bề rộng, độ sâu, chiều dài, vị trí cũng như hình dạng 2 đầu rãnh. Có một số cách thể hiện cơ bản như hình 3.
Hình 3 Các cách thể hiện kích thước rãnh then
- Một số lưu ý khi đặt kích thước
Ở bài viết sơ bộ về kích thước đã chỉ ra các quy định chung khi đặt kích thước. Mình sẽ không nhắc lại trong bài viết này. Bài viết này mình sẽ nói các điều cần chú ý đặt kích thước trong bản vẽ.
・ Đầu tiên thì đường kích thước luôn được đặt song song với đường thẳng, đường cung hay góc được đo. Lưu ý tránh để đường gióng đè lên hình. Như các bạn thấy bên hình, đường gióng luôn được lấy từ biên (mép) của hình, không nối liền với hình mà sẽ được cách ra khoảng 2-3mm. Trong trường hợp các bạn bắt điểm tại vị trí không phải biên của đường sẽ khiến cho đường gióng bị đè lên hình như hình 1. Vì như vậy đầu tiên sẽ khiến bản sẽ bị rối, khi in ra sẽ dễ bị nhầm giữa hình và đường gióng.
Hình 4 Hình minh họa cách đặt kích thước
・ Đối với đường kích thước biểu diễn đường kính hay bán kính của cung tròn hay hình tròn, đường kích thước phải đi qua tâm hoặc có đường kéo dài đi qua tâm của hình tròn hay cung tròn. Một lưu ý nhỏ là đường kính chỉ dùng cho hình tròn hoặc cung tròn trên 180°.
・ Trong trường hợp bản sẽ đối xứng, đường kích thước được lấy chuẩn theo đường tâm, đường tâm được kéo dài qua đường kích thước như hình 5.
Hình 5 đường kích thước qua đường tâm
Trên đây là những chia sẻ kỳ này về cách đặt đường kích thước. Dưới đây là một số từ tiếng Nhật chuyên ngành liên quan:
Lỗ tròn: 穴 (ana)
Lỗ dài: 長穴 (naga ana)
Tấm phản: ザグリ穴 (zaguri ana)
Rãnh then: キー溝 (ki- mizo)
Bài viết vẫn còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi từ mọi người để cùng nhau tiến bộ.
Bài chia sẻ được tham khảo dựa theo sách 機械設計製図便覧 p17-022~031
Thân!
Gạo mới