#thiếtkế #bảnvẽ #dungsaihìnhhọc(1)
Chào các bạn. Hôm nay Pinus xin được chia sẻ với mọi người về dung sai hình học, loại dung sai khó nhất trong 3 loại dung sai và chỉ thường gặp tại những chi tiết máy có yêu cầu độ chính xác cao. Vì là một phần tương đối khó trong dung sai, nên Pinus sẽ chia thành 3 phần để giới thiệu sơ bộ về dung sai hình học.
Như mình đã giới thiệu trong bài viết sơ bộ về dung sai, dung sai hình học chỉ thị cho hình dáng, tư thế của chi tiết. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về các loại dung sai hình học cũng như ký hiệu dung sai hình học trong bản vẽ. Về định nghĩa chi tiết của từng loại dung sai hình học, miền dung sai mình xin được phép giới thiệu ở các bài chia sẻ tiếp theo.
Dung sai hình học được chia nhỏ gồm có dung sai hình dạng, dung sai tư thế, dung sai vị trí và dung sai chạy. Mọi người có thể tham khảo bảng 1 để xem chi tiết về các loại dung sai hình học và kỹ hiệu của chúng trong bản vẽ. Lưu ý một chút là đây là cách phân loại dung sai hình học theo quy chuẩn JIS, có thể nó sẽ có đôi chút khác biệt so với cách chia ở Việt Nam.
Bảng 1: phân loại dung sai hình học
Đối với dung sai tư thế, dung sai vị trí và dung sai chạy, cần có mặt (trục/điểm) để làm chuẩn (データム). Khi ký hiệu trên bản sẽ, mặt chuẩn được ký hiệu bằng chữ alphabet in hoa, được đặt trong khung hình chữ nhật. Dung sai hình học sẽ được ghi theo thứ tự ký hiệu dung sai, trị số dung sai và mặt chuẩn như hình 1.
Hình 1 cách ghi dung sai hình học
Lưu ý 1 điều khi đặt dung sai hình học, tránh việc đặt mũi tên chỉ thị dung sai cùng vị trí với đường kích thước như hình 2. Vì khi đặt như vậy, dung sai hình học đó sẽ được hiểu là dung sai của trục hay mặt trung tâm của chi tiết. Ví dụ như khi ta đặt dung sai hình học như hình 2 bên trái, dung sai độ phẳng 0.02 sẽ được hiểu là dung sai độ phẳng của mặt trung tâm thay vì độ phẳng của mặt A như hình bên phải mà ta muốn chỉ định.
Hình 2
Dung sai hình học rất khó hiểu và cũng yêu cầu kiến thức sâu với độ tinh chuẩn khi gia công. Vì khi không có hiểu biết về giới hạn độ chính xác khi gia công thì việc đặt dung sai hình học là điều hầu như không thể. Đây cũng là lý do khiến dung sai hình học khó, ít khi được sử dụng trong những chi tiết máy thông thường.
Trên đây chỉ là giới thiệu khái quát về dung sai hình học. Mong rằng mọi người sẽ đón đọc những phần tiếp theo để biết kỹ hơn về dung sai hình học.
Thân!
Gạo mới