#thiếtkế #bảnvẽ #dungsailắpghép
Chào các bạn. Nối tiếp với phần khái quát về dung sai kích thước kỳ trước, kỳ này Pinus xin được chia sẻ về dung sai lắp ghép trong bản vẻ kỹ thuật. Bài viết sẽ gồm 2 phần
Phần 1: khái quát về các loại lắp ghép
Phần 2: Dung sai trục, lỗ với từng loại hình lắp ghép
Dưới đây sẽ là nội dung từng phần.
- Khái quát về các loại lắp ghép
Đầu tiên mình sẽ giải thích khái quát về các loại lắp ghép. Theo quy chuẩn JIS thì lắp ghép giữa trục và lỗ được chia thành 3 loại, lắp ghép hở (lắp ghép lỏng), lắp ghép trung gian và lắp ghép dôi (lắp ghép chặt). Phân loại lắp ghép được dựa theo độ chênh lệch giữa trục và lỗ. Như tên gọi của 3 loại lắp ghép:
- Lắp ghép hở là lắp ghép khi đường kính trục nhỏ hơn đường kính lỗ, tạo độ hở khi lắp (hình 1.a). Mối ghép này sẽ khiến cho chuyển động tương đối giữa trục và lỗ trở lên dễ dàng hơn.
- Lắp ghép chặt là loại hình lắp ghép khi đường kính của trục lớn hơn đường kính lỗ, lúc này độ hở giữa trục và lỗ bằng 0 (hình 1.b). Việc này khiến cho chuyển động tương đối giữa trục và lỗ trở nên khó khăn, thường dùng trong trường hợp muốn cố định trục. Khi thực hiện loại lắp ghép này sẽ yêu cầu thợ dùng thêm các phương pháp như dùng búa để lắp ráp.
- Lắp ghép trung gian là lắp ghép quá độ giữa 2 loại hình lắp ghép hở và lắp ghép chặt. Lắp ghép này tùy theo kích thức thực của trục và lỗ, có thể giao động giữa 2 loại hình lắp ghép còn lại.
1.a lắp ghép hở
1.b lắp ghép chặt
- Dung sai trục, lỗ với từng loại hình lắp ghép
Khi thiết kế chi tiết máy, đối với chi tiết trục, lỗ yêu cầu độ chính xác cao, dung sai của trục lỗ sẽ được thiết kế theo đơn vị μm. Nếu không có ký hiệu dung sai chung, việc đặt dung sai cho mỗi kích thước khác nhau sẽ khiến cho việc thiết kế gặp khó khăn khi tính dung sai, cũng như khiến cho bản vẽ bị rối mắt bởi những dung sai 3 chữ số. Vì vậy kí hiệu dung sai lắp ghép đã ra đời. Với những ai tiếp xúc với bản vẽ kỹ thuật sẽ không xa lạ với các ký hiệu như H7, h7, g7… trong dung sai lỗ, trục. Sau đây mình xin giải thích chi tiết về quy định cũng như ý nghĩa của các ký hiệu này.
Ký hiệu dung sai được chia thành 2 phần, phần chữ cái trước và chữ số phía sau. Chắc sẽ có bạn thắc mắc về chữ in hoa hay chữ thường, mình xin giải thích là chữ in hoa được dùng cho dung sai của lỗ, còn chữ in thường dùng cho dung sai của trục. Chữ số phía sau biểu hiện cho dung sai. Bên dưới đây là 1 phần trích dẫn của bảng dung sai lắp ghép.
Bảng dung sai lắp ghép l
Như bảng trên, dung sai sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là kích thước và kí hiệu dung sai. Ví dụ như cùng với dung sai H7, với đường kính lỗ 4 mm, dung sai của lỗ sẽ là φ2.0~2.015, còn với đường kính lỗ 20 mm, dung sai lỗ sẽ là φ20.0~20.021.
Trên bảng ta thấy rất nhiều kí hiệu dung sai lắp ghép, nhưng thông thường trong bản sẽ chỉ hay sử dụng một số kí hiệu như H7 đối với lỗ, h7 (g6), r6 đối với trục. Khi sử dụng dung sai lắp ghép, thông thường dung sai của lỗ sẽ được lựa chọn trước (thường là H7) vì gia công lỗ với độ chính xác cao sẽ sử dụng gia công doa. Dung sai của lỗ phụ thuộc vào kích thước của dao nên sẽ được quy định trước (H7), còn dung sai của trục thì tùy theo loại hình lắp ghép để chọn sau.
Phần chia sẻ về dung sai lắp ghép xin được khép lại ở đây. Nếu bài viết có chỗ thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người. Dưới đây là 1 số từ tiếng Nhật liên quan đến dung sai lắp ghép.
Dung sai lắp ghép: はめ合い公差
Lắp ghép hở: すきまばめ
Lắp ghép chặt: しまりばめ
Lắp ghép trung gian: 中間ばめ
Thân!
Gạo mới