• Trong thực tế có rất nhiều loại ren khác nhau nhưng trong bài viết này mình sẽ tập trung vào loại ren cơ bản hay được sử dụng nhất trong thiết kế máy đó chính là “Ren hệ met”, bên cạnh đó là các yếu tố cơ bản mà người thiết kế máy cần nắm được trong công việc.
  • Trong đơn vị hệ met mặt cắt biên dạng ren có hình dạng như hình 1.1
Diagram

Description automatically generated

Hình 1.1: Biên dạng ren cơ bản

  1. Bước ren (P): là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng nằm trên 2 đơn vị ren liền kề nhau theo phương dọc trục (có thể là khoách cách 2 đỉnh, 2 đáy, hay 2 điểm bất kỳ trên sườn nghiêng khi ta kẻ một đường thẳng dọc trục)
  2. Đường kính hữu hiệu: là đường thẳng dọc theo trục ren mà ở trên đó bề ngang của mỗi đơn vị ren trong cũng như ren ngoài đều bằng nhau. Đường kính hữu hiệu được quy chuẩn theo JIS nên các hãng sản xuất cũng phải đảm bảo giá trị này. Giá trị này mang ý nghĩa là độ chính xác của ren khi lắp vào nhau, nếu ren đạt chuẩn sẽ không có khe hở giữa các sườn nghiêng, còn nếu ren không đạt độ chính xác sẽ có tình trạng kẽ hở như hình 1.1.1

Hình 1.1.1: Trạng thái ren có độ chính xác thấp

  1. Góc nghiêng: được quy định theo hệ met với giá trị là 60o 
  2. Đường kính chân của ren ngoài: là đường kính trụ nhỏ nhất trên bề mặt
  3. Đường kính đỉnh của ren ngoài: là đường kính trụ lớn nhất trên bề mặt
  4. Đường kính chân của ren trong: là đường kính lỗ lớn nhất trên bề mặt
  5. Đường kính đỉnh của ren trong: là đường kính lỗ nhỏ nhất trên bề mặt

Bảng I: Quy định ren trong tiêu chuẩn JIS

Từ vựng tiếng Nhật chuyên dụng

めねじ ren trong

おねじ ren ngoài

ピッチ bước ren

谷の径 đường kính lớn nhất của ren trong / hoặc nhỏ nhất của ren ngoài

有効径 đường kính hữu hiệu

内径 đường kính nhỏ nhất của ren trong

外径 đường kính lớn nhất của ren ngoài

山の角度 góc đỉnh ren

#ren#bulong#thiết kế cơ khí

#pinus

Tác giả

Trọng Hào

Scroll to Top