#thiếtkế #quychuẩnthiếtkế #sơbộvềdungsaikíchthước

  Chào mọi người. Hôm nay Pinus muốn chia sẻ với mọi người đôi điều về dung sai kích thước. Trong bản vẽ kỹ thuật, dung sai là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp độ chính xác của kích thước khi gia công, lắp ráp thiết bị cũng như chất lượng sản phẩm. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về dung sai trong bản vẽ kỹ thuật được áp dụng tại Nhật. Bài viết được chia 3 phần

  • Phần 1: khái niệm dung sai.
  • Phần 2: phân loại dung sai
  • phần 3: phân loại dung sai kích thước
  1. Khái niệm dung sai

  Đầu tiên, mình xin được giải thích đôi chút về khái niệm dung sai. Dung sai là độ sai lệch cho phép của kích thước thực so với kích thước bản vẽ. Như mọi người đã biết, khi gia công thì việc gia công chính xác 100% kích thước so với bản vẽ thiết kế là điều không thể. Lấy ví dụ đơn giản khi ta muốn có 1 tấm thép với độ dài 100mm. Khi ta gia công để đạt độ dài thiết kế, ta không thể gia công chính xác 100.000…. Có thể sản phẩm ta gia công có kích thước thực là 99.9mm hay 101mm. Điều này tùy thuộc vào phương pháp gia công cũng như tay nghề của thợ. Khi đó cần có dung sai để quy định về độ sai lệch cho phép của kích thước để kiểm tra, đánh giá sản phẩm gia công hay lắp đặt có đạt chuẩn thiết kế hay không. 

  Dung sai bao gồm độ sai giới hạn trên và độ sai giới hạn dưới. Giải thích đơn giản thì độ sai giới hạn trên là độ sai lệch dương của kích thước thực so với kích thước thiết kế. Trong  trường hợp dung sai ±0.5 thì độ sai giới hạn trên sẽ là +0.5 kích thước thực được phép lớn hơn kích thước thiết kế tối đa +0.5. Độ sai giới hạn dưới sẽ là -0.5, kích thước thực được phép nhỏ hơn kích thước thiết kế tối đa -0.5. 

  1. Phân loại dung sai

Dung sai được chia thành 3 loại chính là dung sai kích thước, dung sai hình học và dung sai lắp đặt. Dung sai kích thước là dung sai thể hiện độ lệch cho phép của kích thước (chiều dài, bề rộng, độ sâu, độ lớn góc…) của kích thước thực so với kích thước bản vẽ. Dung sai hình học là dung sai thể hiện độ sai lệch kích thước hình học của sản phẩm so với bản vẽ. Ví dụ như độ sai lệch về tính song song so với mặt A (hình 1 (a)). Dung sai lắp ghép được định nghĩa là dung sai lắp ghép giữa trục và lỗ (hình 1 (b)). Với những ai hay vẽ, đọc bản vẽ chắc đã không xa là với các ký hiệu dung sai như h7, m6, H7…

ダイアグラム, 設計図

自動的に生成された説明

(a)  Dung sai hình học         (b) dung sai lắp ghép

Hình 1. Hình minh họa cho dung sai

3. Phân loại dung sai kích thước

Dung sai kích thước được chia thành 5 loại như bảng 1.

Bảng 1 Các cách đặt dung sai kích thước

NoChỉ thị dung saiGiới hạn kích thước trênGiới hạn kích thước dưới
150 (không có chỉ thị dung sai)Dung sai được quy định chung
250±0.150.149.9
350.249.9
450.250.1
549.949.7

  Ở trong bảng có 1 phần mình chưa nhắc tới, đó là trường hợp không chỉ thị dung sai. Với bản vẽ kỹ thuật, không phải với mọi kích thước ta đều phải chỉ thị dung sai đi kèm. Vì nếu làm như vậy sẽ khiến cho bản vẽ trở lên rối mắt, gây khó khăn cho việc đọc bản vẽ cũng như gia công. Vì vậy mỗi bản vẽ đều sẽ có tiêu chuẩn dung sai quy định chung. Với các kích thước thông thường, ta không cần phải ghi cụ thể giá trị dung sai mà chỉ cần tra bảng cấp bậc dung sai là được. Nhắc đến đây thì ở trong bản vẽ luôn có 1 bảng cấp bậc dung sai tùy theo giá trị kích thước (hình 2). Thường thì giá trị dung sai trong bảng sẽ được đặt dựa theo quy chuẩn JIS. 

寸法公差について – 若井製作所

Hình 2 Bảng cấp bậc dung sai

Chi tiết về dung sai hình học, dung sai lắp ghép cũng như cấp bậc dung sai sẽ được chia sẻ ở những bài đăng tiếp theo. Mong được mọi người đón đọc.

Thân!

Gạo mới

Scroll to Top