Kể chuyện về gia công tiện

Kỹ thuật gia công cắt gọt được khai sinh từ vùng Mesopotamia (thuộc Trung Đông ngày nay), sau đó lan rộng ra Châu Âu và Châu Á. Đến năm 200 TCN thì lan truyền đến Trung Quốc và Triều Tiên, sau đó du nhập vào Nhật Bản .

Phương pháp thường dùng để gia công bề mặt của sản phẩm có tâm đối xứng. Phôi sẽ được kẹp và xoay tròn, trong khi đó dao tiện (バイト) sẽ thực hiện các chuyên động tịnh tiến hoặc chuyển động đường cong (曲線) để cắt gọt phôi. Các hình thức tiện chủ yếu có thể được liệt kê trong Hình 1

旋盤加工の加工種類 | 丸物・旋盤加工.COM | 丸物・旋盤加工.COM

Hình 1. Các phương pháp gia công tiện tiêu biểu

Nói thêm một chút về lịch sử thì kỹ thuật gia công cắt gọt được khai sinh từ vùng Mesopotamia (thuộc Trung Đông ngày nay), sau đó lan rộng ra Châu Âu và Châu Á. Đến năm 200 TCN thì lan truyền đến Trung Quốc và Triều Tiên, sau đó du nhập vào Nhật Bản. Đến thế kỉ 19, sau nhiều tiến bộ về phương pháp chế tạo sắt và thép, thép dao cụ (工具鋼) mới được ra đời, tuy nhiên thời kỳ đầu do lượng nhiệt tỏa ra quá nóng trong quá trình cắt sắt thép dẫn đến dao bị hóa mềm và mòn nhanh, nên thép dao cụ chỉ phù hợp để cắt các vật liệu mềm hơn như gang, thép đúc, đồng, v…v… Mãi cho đến khi thép gió HSS (ハイス) có độ cứng cao hơn được giới thiệu lần đầu tại Expo Paris năm 1900, gia công cắt gọt sắt thép mới chính thức bùng nổ.

Về nguồn gốc của từ バイトtrong tiếng Nhật, thì Tiếng Nhật vốn có rất nhiều từ mượn từ tiếng Đức như アルバイト (hay gọi tắt là バイト – việc làm thêm)(Arbeit) hay バウムクーヘン(Baumkuchen) và バイト cũng không phải là ngoại lệ, từ “cái đục” (ノミ) trong tiếng Đức là Bitel, người Nhật với kinh nghiệm chuyên đi phiên âm tiếng nước ngoài và thích biến nó thành tiếng nước mình để làm cho mọi người thấy khó hiểu, đã thấy hình dáng dao tiện cũng giống cái đục nên gọi là バイト luôn. Mặc dù バイト dao tiện và バイト làm thêm chẳng liên quan gì đến nhau.

Dao tiện được chia làm 2 phần chính là thân dao (シャンク – shank) và lưỡi dao (チップ – tip)  như Hình 2. Lưu ý là trong tiếng Anh thì phoi (phần vật liệu được thải ra trong quá trình cắt) gọi là chip, và khi phiên âm sang tiếng Nhật cũng được gọi là チップ, dẫn đến sự hiểu lầm không hề nhẹ trong giới kỹ thuật của Nhật Bản. Nên để tránh hiểu lầm thì từ nhiều năm trước người ta đã chuyển sang gọi phoi là 切りくず  hoặc 切粉, gọi phần mảnh dao gắn ở lưỡi là チップ  hoặc インサート để phân biệt rõ ràng hơn.

Hình 2. Cấu tạo của dao tiện

Theo như Hình 1 thì có rất nhiều cách dùng dao tiện, và tùy thuộc theo phương pháp nào thì ta cần chọn hình dáng dao, cấu tạo, vật liệu dao phù hợp. Giống như việc dao bếp và cưa đều được làm từ thép và đều là dụng cụ cắt, tuy nhiên ta không dùng dao bếp để cắt gỗ và ngược lại khó có thể dùng cưa để thái rau, nên việc có khả năng chọn dùng loại dao nào phù hợp nhất với yêu cầu sẽ cho thấy được sự khác biệt về kinh nghiệm và trình độ của người thợ gia công.

Thân bút, 🖊

Đậu Xanh

#giacông #giacông#Kểchuyệnvềgiacôngtiện

Scroll to Top