Tiếp tục với loạt bài về quy chuẩn bản vẽ cho người mới, hôm nay Pinus xin được chia sẻ với mọi người về cách đặt chỉ thị độ nhám bề mặt lên bản vẽ cho đúng chuẩn JIS. 

Độ nhám bề mặt biểu thị mức độ không bằng phẳng trên bề mặt. Khi bạn lấy tay sờ lên bề mặt vật, bạn sẽ thấy nó  thô ráp hoặc nhẵn nhụi. Trên thực tế, nếu bạn phóng to bề mặt, sẽ có khá nhiều điểm lồi lõm trên bề mặt vật thể. Tùy theo nhu cầu của máy, đôi khi ta cần bề mặt vật thật trơn nhẵn để giảm thiếu ma xát hay tăng tính gắn kết giữa các chi tiết. Khi đó ta cần chỉ thị độ nhám lên trên bản vẽ gia công. 

Điều đầu tiên là có thể chỉ định độ nhám bề mặt bằng dung sai kích thước không? Thực tế là tuy độ nhám bề mặt và dung sai kích thước có quan hệ với nhau, nhưng việc dùng dung sai kích thước để chỉ độ nhám bề mặt là không thể. Lý do ở đây là việc đo bằng thước cặp hoặc thước panme, dụng cụ đo tiếp xúc với các phần lồi trên bề mặt vật nên không thể kiểm soát độ nhám bằng dung sai kích thước (tham khảo hình 1). Ngược lại độ nhám bề mặt sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo dung sai chuẩn. Vì nhiều trường hợp độ nhám bề mặt cao sẽ khiến dụng cụ đo mất đi tính ổn định khi tiếp xúc với vật, dẫn đến kết quả đo bị lệch.

A picture containing device, black, caliper

Description automatically generated

Hình 1 Ví dụ sử dụng thước cặp đo kích thước

Quay lại cách đặt chỉ thị độ nhám trong bản vẽ, quy chuẩn JIS liên quan đến chỉ thị độ nhám bề mặt cũng đã được thay đổi 3 lần trong 30 năm gần đây. Hiện tại đang được dùng tiêu chuẩn ký hiệu Ra, nhưng rất nhiều bản vẽ vẫn còn sử dụng ký hiệu cũ như bảng 1 bên dưới.

Table

Description automatically generated

Bảng 1 Các ký hiệu độ nhám bề mặt

Cũng giống như dung sai, nếu chỉ thị toàn bộ độ nhám bề mặt sẽ khiến bản vẽ trở lên rối loại, gây khó khăn cho việc đọc bản vẽ, vậy nên việc chỉ thị độ nhám bề mặt cũng được đơn giản hóa lại như sau. Độ nhám bề mặt dùng chung (thường sẽ là chỉ thị không yêu cầu độ nhám hoặc độ nhám được sử dụng nhiều nhất) được chỉ định ở đầu bản vẽ hoặc tại khung bản vẽ. Độ nhám bề mặt riêng được chỉ định riêng trên từng bề mặt. Ký hiệu độ nhám bề mặt chỉ định riêng được viết trong ngoặc đơn ở bên phải ký hiệu độ nhám bề mặt tiêu chuẩn và được hiển thị dưới dạng thông tin tham khảo (hình 2 bên trên). Các cách ghi chỉ thị độ nhám

  1. Ghi trực tiếp lên bề mặt vật.
  2. Ghi trên đường kích thước.
  3.  Sử dụng đường tham chiếu để kéo chỉ thị ra ngoài

Lưu ý là ký hiệu chỉ thị độ nhám được đặt thẳng hoặc quay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Không đặt ngược ký hiệu chỉ thị độ nhám (hình 2).

表面粗さの書き方

Hình 2 Chỉ thị độ nhám trên bản vẽ. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của Pinus. Mong rằng mọi người sẽ tiếp tục theo dõi Pinus vào những kỳ sau.

Thân!

Gạo mới

Scroll to Top